•  0164 9699 894 - 094 4022 555
  •  info@thalotec.vn
  •  Số 28 Trần Duy Hưng, Tổ 33, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Cần sớm triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Hải Phòng-Lào Cai

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo như vậy tại cuộc tiếp xúc cử tri Hải Phòng, diễn ra sáng 13/5.

can-som-trien-khai-du-an-duong-sat-toc-do-cao-ha-noi-hai-phong-lao-cai-1756.jpg

Thủ tướng tại buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Hải Phòng đã đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có đề xuất nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là tuyến đường cần thiết và cần sớm triển khai, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế với phía Nam của Trung Quốc và thúc đẩy phát triển hệ thống Cảng ở Hải Phòng. Do đó, Chính phủ cũng đang quyết liệt chỉ đạo để nghiên cứu, sớm triển khai tuyến đường này.

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã họp bàn về quy hoạch đầu kỳ tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai (tuyến Đông-Tây).

Theo đó, tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ tồn tại song song cả tuyến đường sắt cũ với khổ 1.000 mm và mới với khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, tốc độ tàu khách đạt 160 km/giờ, tàu hàng 90 km/giờ. Khi đi vào hoạt động, tuyến mới đảm nhận vận chuyển hàng hóa và toàn bộ hành khách của tuyến. Còn tuyến hiện có tiếp tục đảm nhận một phần vận tải hàng hóa.

Theo quy hoạch, tuyến mới bắt đầu từ ga Lào Cai hiện hữu, theo hướng Đông qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và kết thúc tại cảng Lạch Huyện, TP Hải Phòng, tổng chiều dài tuyến 391,59 km. Trong đó đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam) có chiều dài 6,29 km, khu đầu mối Hà Nội có chiều dài 30 km.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định đây là tuyến quan trọng bậc nhất về vận tải hàng hóa và hành khách của đường sắt Việt Nam. Tuyến đường không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương có đường sắt đi qua mà còn kết nối giao thông, giao thương quốc tế, đặc biệt là với Trung Quốc. Đồng thời giải phóng được lượng hàng hóa khu vực đầu mối ở phía Bắc đồng bằng Bắc bộ nói chung, khu vực cảng Hải Phòng nói riêng. Bên cạnh đó, thu hút được hàng xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc hoặc quá cảnh Trung Quốc đi Trung Á, châu Âu và ngược lại.